Sự phát triển của công nghệ 4.0 kéo theo các sản phẩm nội thất ngày càng trở nên đa dạng phong phú hơn, để đáp ứng theo sự phát triển đấy thì sự xuất hiện của các loại gỗ công nghiệp như MFC, MDF, HDF, CDF… lại càng nhiều. Trên thị trường nội thất hiện nay khoản 70% thị phần nội thất dùng gỗ công nghiệp. Nhưng để phân biệt được sự khác biệt của chúng thì rất nhiều người còn chưa rõ. Sau đây hãy cùng nội thất An Mộc tìm hiểu cách phân biệt các loại gỗ công nghiệp MFC, MDF, HDF, CDF….nhé!
Gỗ công nghiệp là gì?
Trước khi tìm hiểu các loại gỗ công nghiệp và cách phân biệt từng loại gỗ. Chúng ta phải biết được gỗ công nghiệp là gì?
Gỗ công nghiệp là gỗ được chế biến từ những thân gỗ nhỏ, thân gỗ của những cây gỗ ngắn hạn, băm thành các dăm gỗ, sau đó người ta ép chúng lại với nhau bằng keo công nghiệp, ép với cường độ cao tạo thành tấm với độ dày khác nhau: 9Ly, 12 ly, 15 ly, 18 ly, 25 ly…Sau đó chúng được phủ một lớp Melamin lên trên bề mặt để chống thấm, chống trầy xước…
Gỗ công nghiệp có nhiều độ dày khác nhau, nhưng tiêu chuẩn sử dụng chủ yếu là 18 ly và 25ly, tùy theo mục đích sử dụng, và tùy theo sản phẩm. Nhưng kích thước khổ ván được làm theo tiêu chuẩn là 1220mm x 2440mm
Các loại gỗ công nghiệp được sử dụng phổ biến hiện nay
1. Gỗ công nghiệp MFC
MFC là loại ván gỗ dăm phủ nhựa Melamin đặc điểm của loại gỗ này là không mịn, khô táp. Cốt gỗ ván dăm có màu xanh là loại chống ẩm chịu ẩm tốt.
Phân loại MFC: Ván gỗ MFC có 2 loại 1 là MFC Lõi thường, 2 là MFC Lõi xanh chịu ẩm.
1.1 Gỗ MFC Thường:
MFC thường và MFC Chịu ẩm giống nhau về tiêu chuẩn kích thước, độ dày, nhưng khác biệt về màu sắc của lõi ván gỗ. MFC thường lõi màu trắng của gỗ dăm dùng để gia công các sản phẩm như bàn làm việc, bàn họp, tủ tài liệu, bàn ghế học sinh….
1.2 Gỗ MFC Chịu ẩm:
Lõi ván gỗ màu xanh được sử dụng keo đặc biệt nên có khả năng chống ẩm tốt hơn MFC thường. MFC lõi xanh có thể chịu ẩm tốt hơn có thể dùng trong môi trường ẩm ướt như tủ tolet, tủ bếp…Chính vì thế nên MFC chống ẩm giá cao hơn so với MFC thường.
Ưu điểm: Gỗ MFC có ứng dụng vô cùng rộng rãi đặc biệt là lĩnh vực văn phòng, nhà ở, chung cư, bệnh viện, trường học…chúng có ưu điểm như sau:
Chống cong vênh, bong tróc, mối mọt tốt.
Khả năng chống ẩm tốt, thích hợp với khí hậu ẩm và mua nhiều ở nước ta
Dể vệ sinh lau chùi do bề mặt phẳng trơn
Thích hợp với nhiều mẫu mã sản phẩm nội thất
Nội thất MFC ít thay đổi chất lượng màu sắc theo thời gian
Thân thiện với môi trường và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng
Có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt
Đặc biệt giá cả tương đối thấp
Nhược điểm: Mặc dù gỗ này có nhiều ưu điểm nhưng chúng cũng có một số nhược điểm sau:
Hạn chế về độ dày
Khả năng chịu nước thấp, dể bị bung và phồng ván do tiếp xúc trực tiếp với nước nhiều.
2. Gỗ công nghiệp MDF
MDF là tên viết tắt của từ Medium Density Fiberboard, dịch ra tiếng việt có nghĩa là ván sợi mật độ tầm trung bình. Tấm MDF có độ lán mịn cao hơn MFC nên thường sử dụng để sơn phủ hoặc phủ veneer lên bề mặt, tạo hình với độ sắc nét cao. Thường được dùng để cắt hoa văn CNC vì loại này có khả năng chịu nước tốt.
Phân Loại: MDF có 2 loại là MDF thường và MDF chống ẩm cách nhận biết 2 lọi này cũng tương tự MFC.
Ưu điểm:
MDF dể gia công, có thể tạo dáng cong đáp ứng các sản phẩm cầu kỳ uyển chuyển
Cách âm, cách nhiệt tốt, không bị cong vênh, không mối mọt như gỗ tự nhiên
Giá thành thấp hơn gỗ tự nhiên
Có thể sơn màu theo yêu cầu, tạo sự đa dạng về màu sắc đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng
MDF Có độ bám sơn cao, thích hợp với những sản phẩm nội thất cần nhiều màu sắc.
Số lượng ổn định, và không bị phai màu theo thời gian
Bề mặt rộng, phù hợp với nhiều loại sản phẩm có kích thước bề mặt rộng.
Dể lau chùi vệ sinh….
Nhược điểm:
Bị hạn chế về đồ dày, nên khi làm những sản phẩm bề mặt dày cần phải ghép gỗ
Độ cứng thấp nên dể bị mẻ cạnh…
Cách phân biệt gỗ MFC và MDF: Để phân biệt 2 loại này rất đơn giản bằng mắt thường, MFC là ván dăm thô các vụn gỗ không đồng nhất còn MDF mịn hơn không có dăm gỗ thô.
3. Gỗ công nghiệp HDF
HDF Là viết tắt của High Density Fiberboard dịch ra tiếng việt là ván sợi mật độ cao. Lõi HDF có thể là màu trắng hoặc màu Xanh tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào, tuy nhiên màu của lõi không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Ưu điểm:
MDF có khả năng chống trầy xước, Chống ẩm tốt khắc phục được các nhược điểm của gỗ tự nhiên
Độ cứng cao, có thể chịu được tải trọng lớn
Khả năng cách âm, cách nhiệt khá cao.
Khả năng bắt ốc vít khá tốt
Bề mặt phẳng mịn, có thể dể dàng sơn hoặc ép các bề mặt trang trí lên.
Sản phẩm bảo vệ sức khỏe cho con người
Dể dàng vệ sinh lâu chùi
Đây là giải pháp hữu ích cho đồ nội thất trong nhà và ngoài trời
Nhược điểm:
Giá thành cao
Khó phân biệt với sản phẩm giả mạo bằng mắt thường
Không làm được những sản phẩm dạng uống cong.
Cách nhận biết gỗ HDF bằng mắt thường:
Nhìn bằng mắt thường bạn sẽ thấy được sản phẩm toát lên màu sắc sáng và đồng nhất, dùng tay sờ vào bề mặt gỗ ta cảm nhận được độ mịn của từng thớ gỗ, độ cứng của tấm ván…
4. Gỗ công nghiệp CDF
CDF là viết tắt của Compact Density Fiberboard là dòng gỗ cứng tương tự HDF nhưng điểm khác biệt là CDF có màu đen.
Ưu điểm:
Trọng lượng siêu nhẹ nên rất dể vận chuyển.
Khả năng chịu ẩm, chịu nước cao hơn các loại gỗ công nghiệp khác
Lõi màu đen nêngây được sự chú ý khi định hình các chi tiết cắt và trang trí
Tính thẩm mỹ cao do dể dàng phủ tất cả các màu melamin
Có thể thay thế và sữa chữa nhanh khi bị hư hỏng.
Nhược điểm:
Chưa được phổ biến rộng rải do giá cao
==> Với những ưu điểm nổi trội của mình thì CDF thích hợp với những sản phẩm chịu lực, chịu nước, chịu ẩm như tủ bếp, tủ lavabo…
Cách phân biệt các loại gỗ công nghiệp MDF, MFC, HDF, CDF
Gỗ công nghiệp hiện nay rất phổ biến trong thiết kế và thi công nội thất nhờ tính đa dạng về chủng loại, khả năng gia công dễ dàng, cùng chi phí hợp lý. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ sự khác biệt giữa các loại gỗ công nghiệp như MDF, MFC, HDF, và CDF. Dưới đây là bảng so sánh giúp bạn dễ dàng phân biệt và chọn lựa phù hợp:
Lợi ích của việc sử dụng gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất
Sử dụng gỗ công nghiệp trong thiết kế nội thất đang trở thành xu hướng phổ biến nhờ những lợi ích nổi bật:
Giá thành hợp lý
Gỗ công nghiệp có giá rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên, giúp tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ và chất lượng.
Đa dạng về màu sắc và kiểu dáng
Các loại gỗ công nghiệp như MDF, MFC, HDF, và CDF đều có khả năng tùy biến cao với nhiều màu sắc, bề mặt và kiểu dáng khác nhau, đáp ứng mọi yêu cầu thiết kế.
Dễ dàng thi công và lắp đặt
Với khả năng gia công dễ dàng, gỗ công nghiệp giúp rút ngắn thời gian thi công và tối ưu hóa quy trình lắp đặt nội thất.
Khả năng chống cong vênh và mối mọt
So với gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp có khả năng chống cong vênh, mối mọt tốt hơn nhờ vào quy trình sản xuất hiện đại và các lớp phủ bảo vệ.
Thân thiện với môi trường
Gỗ công nghiệp tận dụng gỗ vụn, gỗ tái chế nên giảm thiểu việc khai thác rừng tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường.
Hiện nay gỗ công nghiệp đã và đang được ứng dụng rất đa dạng trong đời sống của chúng ta. Cũng bởi vì tính thẩm mỹ, và tính thân thiện với môi trường và đặc biệt hơn là giá thành hợp lý. Quan trọng nhất cũng vì gỗ công nghiệp không làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Chúng tôi tin chắc rằng kiến thức cách phân biệt các loại gỗ công nghiệp ở trên cũng đã giúp bạn phân biệt được từng loại gỗ, và giúp bạn an tâm hơn khi sử dụng, hơn nữa giúp bạn biết cách lựa chọn loại gỗ phù hợp với nội thất cho gia đình mình.
Nếu cần thêm thông tin hay có bất kỳ câu hỏi nào về gỗ hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Khởi nguồn từ đam mê tạo nên những nội thất từ gỗ, An Mộc đã có hành trình làm mộc với 3 thế hệ tiếp nối. Những sản phẩm của An Mộc không chỉ đơn thuần là một món đồ, một món trang trí mà mang cả tâm huyết của một gia tộc truyền thống. Với tinh thần đó, chúng tôi tự hào mang đến những thiết kế nội thất chung cư đẹp, không chỉ mang lại một không gian sống tiện nghi, thoải mái. An Mộc còn tạo ra một ngôi nhà mang dấu ấn, phong cách riêng của gia chủ.
Bước 1 - Tiếp nhận thông tin khách hàng: Chuyên viên tiếp nhận thông tin, ghi chép những yêu cầu của khách hàng và giới thiệu sơ bộ về quy trình làm việc.
Bước 2 - Khảo sát hiện trạng và bố trí mặt bằng: Kiến trúc sư khảo sát hiện trạng thực tế, tư vấn chuyên sâu về cách bố trí nội thất và thống nhất phương án thiết kế.
Bước 3 - Báo giá và ký hợp đồng: Ký hợp đồng thiết kế theo phương án đã chốt và cọc tiền phí thiết kế. (Tiền cọc thiết kế sẽ được hoàn lại 100% khi thi công nội thất).
Bước 4 - Triển khai thiết kế bản vẽ 2D và 3D: Kiến trúc sư triển khai vẽ 3D cho bạn, và chỉnh sửa theo yêu cầu, sau đó triển khai bản vẽ 2D.
Bước 5 - Bàn giao bản vẽ thiết kế: Gửi lại bảng 3D đã chốt và bản vẽ chi tiết 2D
Bước 1 - Lựa chọn vật liệu: Lựa chọn vật liệu và báo giá chi tiết từng hạng mục theo yêu cầu và dựa theo bản vẽ
Bước 2 - Ký hợp đồng: Ký hợp đồng thi công nội thất dựa vào bảng báo giá chi tiết kèm theo vật liệu, và cọc sản xuất.
Bước 3 - Sản xuất sản phẩm: Sản xuất sản phẩm tại xưởng theo mẫu mã và chất liệu đã được ký kết.
Bước 4 - Vận chuyển & Lắp đặt: Miễn phí vận chuyển & lắp đặt cho khách hàng trong khu vực TP.HCM.
Bước 5 - Nghiệm thu bàn giao: Nghiệm thu bàn giao hoàn thiện công trình nội thất cho khách hàng.
An Mộc Team là một tập thể chuyên nghiệp với sứ mệnh mang đến những giải pháp thiết kế và thi công nội thất hoàn hảo, phục vụ nhu cầu sống hiện đại và tiện nghi. Với sự kết hợp giữa kỹ thuật tiên tiến và thẩm mỹ tinh tế, đội ngũ chúng tôi tự hào mang đến cho khách hàng những sản phẩm nội thất chất lượng cao, không chỉ tối ưu về công năng mà còn vượt trội về thẩm mỹ.